Category : Tác giả Lê Chí Trung, Họa sĩ Trí Đức, Họa sĩ Thế nhân

Nghệ sĩ Trí Đức: Sống trong thế giới mà mình ao ước...

người đăng @dmin | 11-09-2012 12:00 am

Họa sĩ thể hiện tranh cát trong vở kịch Âm Binh


http://www.thethaohcm.com.vn/8-10726/Nghe-si-Duc-Tri-Song-trong-the-gioi-ma-minh-ao-uoc.htm


Xuất thân là nghệ sĩ múa rối. Nhưng rối cũng chỉ thỏa mãn đam mê tự do bay bổng của bản thân chứ nó chưa đủ ấn tượng để khán giả biết đến cái tên Trí Đức. Bỗng một ngày kia, ngay cả người trong nghề cũng bất ngờ bởi những trò chơi cát của “Đức Rối”. Thay đổi đó được ghi nhận bằng tấm huy chương vàng cá nhân rất đặc biệt cho vai diễn chỉ với một câu độc thoại duy nhất trong suốt vở diễn mà cát của anh đã góp phần làm nên 50% thành công của vở diễn.

Phóng viên báo Thể Thao đã có cuộc trò chuyện cùng nghệ sĩ “Đức Cát”.

- Anh đã từng đi biểu diễn về nghệ thuật tranh cát tại nước ngoài, gần đây nhất là tại Anh quốc. Anh có so sánh gì về sự cảm thụ nghệ thuật tranh cát giữa khán giả VN và các nước anh đã đi qua?

• Quả thực, loại hình này đối với thế giới cũng còn lạ, nên những nước mà tôi sang biểu diễn thì sự nồng nhiệt của họ cũng giống như công chúng Việt Nam. Và ở đất nước nào thì khán giả cũng muốn mình thể hiện những đề tài liên quan đến xứ sở của họ.

Điển hình như show diễn hồi đầu năm 2012, một người bạn từ Anh tìm đến tôi, ngỏ ý muốn có một món quà đặc biệt dành cho Nữ hoàng Elizabeth II nhân dịp bà ghé qua miền Trung nước Anh. Tôi bắt tay vào chuẩn bị tiết mục “Diamond Jubilee 2012”, tái hiện lại cuộc đời của Nữ hoàng. Bức tường 12m2 được gắn hơn 1000 tấm hình của nữ hoàng Elizabeth II từ thời niên thiếu đến nay. Nhiều bản nhạc từ khánh tiết cho đến nghi lễ của Hoàng gia Anh được chọn lọc và biên tập rất công phu, theo đúng yêu cầu từ phía đối tác.
Hôm công diễn, ở đoạn kết, toàn hội trường đã đứng lên khi giai điệu “God save the Queen” trỗi lên, rồi những tràng pháo tay nồng nhiệt. Đó là khoảnh khắc tôi không bao giờ quên. Sau buổi biểu diễn, có đôi vợ chồng già cố nán lại gặp tôi, ông lão nắm tay tôi run run và nói: “Thank you, Mister Sand!”, ông nói rằng ông ấy đã khóc khi tôi biểu diễn phân đoạn “Nữ hoàng quyết định ở London cùng dân chúng trong Thế chiến II”, ông nói lúc ấy ông cũng ở London. Tôi cảm thấy thật vinh dự khi mang lại cho khán giả Anh quốc niềm cảm xúc chân thật. Tôi đã kể được một câu chuyện thú vị bằng cát.

- Anh vừa đoạt HCV tại hội diễn liên hoan sân khấu toàn quốc 2012. Có phải chính cát đã đem về cho anh tấm huy chương vàng đó?

• Một buổi chiều mưa, khi đang ngồi sửa cái bàn vẽ tranh cát già nua, vì qua nhiều chuyến lưu diễn, nó cứ lúc sáng lúc lờ mờ như đèn dầu. Một cuộc điện thoại của Xuân Hồng, người bạn thời “Đội kịch học sinh cấp III”, bây giờ là đạo diễn ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, gọi với giọng rất căng: “Tui sắp làm vở kịch để đi thi, ông làm thiết kế sân khấu cho tui nghe, tui muốn sân khấu lần này phải mang tính đột phá, độc đáo… Làm được không? Tui gửi kịch bản liền, gấp lắm rồi!”.

Một ngày nghiên cứu kịch bản. Câu chuyện quá hay, chân thực đến lạnh người. Lập tức phương án thiết kế được hình thành trong đầu. Khi đến gặp êkíp thực hiện thì mới thấy choáng, toàn tên tuổi trong làng sân khấu: tác giả Nguyễn Quang Vinh, NSƯT Hoàng Yến, Trọng Hiếu, Quốc Việt, Kim Khôi, Ngọc Phòng… Phương án tranh cát làm nền sân khấu, diễn biến thời gian, không gian, đồng thời diễn tả diễn biến nội tâm nhân vật được êkíp nhất trí hoàn toàn, vở diễn đã tìm được chìa khóa dàn dựng! Mọi người lao vào dàn dựng và tập luyện với niềm khát khao sáng tạo, tất cả như hòa làm một. Mọi người như bị cuốn vào cơn bão cát của Âm Binh, vào thân phận nghiệt ngã của Nhi, vào vòng xoáy thời gian của tác phẩm. Những bữa ăn vội vàng, những buổi tập đến mờ sáng, tập thử, rút kinh nghiệm, rồi lại thử nghiệm. Một đề nghị mang tính đột phá đưa ra “Cho ông họa sĩ một vai, diễn trực tiếp ngoài sân khấu!”. Tác giả Nguyễn Quang Vinh lập tức “đẻ” ngay một nhân vật Gốc phi lao già, với đúng một câu độc thoại (nhờ câu độc thoại này, đã đem tới cho tôi huy chương vàng diễn viên LHSK chuyên nghiệp 2012). Tôi như cá về với nước, những vệt cát vẫn tiếp tục uốn lượn theo âm nhạc, theo cảm xúc nhân vật, cuốn theo cả những giọt mồ hôi…

Ngày biểu diễn chính thức tại Huế. Giờ mở màn, tôi trong vai Gốc phi lao già, trước mặt Hội đồng giám khảo, sau nữa là đông đảo khán giả trong nghề, bắt đầu khoan thai kể một chuyện khốc liệt, của những thân phận con người trải qua bề dài chiến tranh, của quá khứ và hiện tại.

Khi màn diễn vừa chấm dứt, mọi người ùa lên chúc mừng, trên mặt vẫn còn giàn giụa nước mắt. Mọi người chúc mừng nghệ sĩ Hoàng Yến, Xuân Hồng, Trọng Hiếu… diễn xuất tuyệt vời. Còn “Gốc phi lao” thì liên tục giải thích về cơ cấu thực hiện tranh cát cho các bạn đồng nghiệp chuyên môn. Tranh cát đã được ứng dụng thành công vào sân khấu kịch.

- Hiện nay nước ta chưa có nơi đào tạo về tranh cát một cách chuyên nghiệp. Là thế hệ đi trước, anh có ấp ủ dự định sẽ làm gì đó để truyền dạy nghề cho thế hệ đi sau?

• Những điều đã có được của ngày hôm nay, đối với tôi chỉ mới là những thể nghiệm và khám phá ban đầu, còn nhiều điều thú vị từ loại hình này mà chính bản thân tôi cũng cần phải học hỏi thêm nên tôi chưa dám nghĩ đến việc dạy dỗ ai cả.

Chỉ có một trường hợp đặc biệt mà có lẽ là duy nhất cho đến giờ phút này, là bạn Nguyễn Văn Chung nhận tôi làm thầy khi cùng nhau thực hiện dự án video “Nhật ký của mẹ”.

- Một câu hỏi ngoài lề về tranh cát, nhưng lại là sự quan tâm của khá nhiều người đối với nghệ thuật. Anh nghĩ gì về những lình xình, ‘‘đấu đá” giữa một số nghệ sĩ trong các game show hiện nay?

• Vì đó là “game show” - chương trình dành cho giải trí (!) nên khán giả cần có một thái độ thưởng thức tỉnh táo và cởi mở. Nên hiểu rõ những chuyện “lình xình, “đấu đá” giữa một số nghệ sĩ...” là một phần trong kịch bản của game show mà thôi.

- Xin cảm ơn nghệ sĩ Trí Đức về cuộc trò chuyện này.

Tuyến Chi (thực hiện)
Theo báo thể thao TPHCM

 

THANH HIÊP thực hiện



08:00 18/08/2015

Chúng tôi gặp họa sĩ Đặng Trí Đức ngay sau khi buổi diễn của Nhà hát Thế giới Trẻ (Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh) tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân (lần thứ III) vừa kết thúc. Dù chưa thật sự thoát ra được khỏi nhân vật, bởi với anh mỗi lần lên sân khấu đều như rút hết sức lực của mình, nhưng họa sĩ Đặng Trí Đức đã dành cho báo chí sự chia sẻ khá thoải mái.

 


Bình luận

Viết bình luận