TỔNG HỢP CÁC BÁO VIẾT VỀ LIÊN HOAN QUỐC TẾ SKTN
Sân khấu thử nghiệm: thiếu tiền cho một cuộc chơi
Vở kịch Chim hải âu (Nhật Bản) giành huy chương vàng Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 3 |
Và chỉ có 15 vở diễn quốc tế cùng tám vở diễn Việt Nam được chọn. Tiếc là đến phút chót, bảy đoàn quốc tế đã xin rút gồm Đức, Ý, Macedonia, Hàn Quốc, Hungary, Singapore và Ấn Độ ví lý do muôn thuở: kinh phí.
Chỉ với 16/23 vở diễn chính thức tham gia “cuộc chơi”, theo NSƯT Trần Minh Ngọc - chủ tịch hội đồng giám khảo, liên hoan mang đến nhiều khuynh hướng thử nghiệm như kịch không có lời được chọn khéo từ các tình huống và qua kỹ thuật hình thể như Khách sạn thiên đường (Đức), Con tàu này sẽ không trôi mãi (Panama), Nguyễn Du với Kiều (Việt Nam)
Hay thử mượn sự tương tác với khán giả như Tôi nhớ (Hi Lạp); hoặc sự khai thác kỹ thuật hiện đại của âm thanh, ánh sáng và kết hợp kịch tâm lý với nhiều loại hình nghệ thuật như rối, tuồng, cải lương, xiếc, võ thuật, điện ảnh... như Bạch Xà, Ramayana (Trung Quốc), Giấc mơ, Hồn Trương Ba da hàng thịt (Việt Nam), Con tàu này sẽ không trôi mãi (Panama)... Nhất là nhiều vở diễn đã mặc “áo mới” cho kịch kinh điển như Hamlet, Mê Đê, Bão (Việt Nam), Mối tình trong sáng (Philippines), Ramayana (Trung Quốc)...
Xem, nghe và nhìn nhận, NSƯT Trần Minh Ngọc nói: “Sân khấu Việt Nam hiện vẫn mang bệnh hơi nhiều lời. Ngoài ra, nhiều vở diễn cố gắng làm mới kịch kinh điển song có những chỗ tôi vẫn cảm thấy sự vụng về như là vá mụn vải xấu vào manh áo đẹp vậy”.
Đạo diễn, biên kịch Alain Destandau (Pháp), thành viên ban giám khảo và là người đã có 10 năm gắn bó với sân khấu Việt Nam, lạc quan cho rằng sân khấu Việt Nam có nhiều tiến bộ với nhiều thử nghiệm về thiết kế, âm thanh, phong cách biểu diễn... để vở diễn hiện đại, nhẹ nhõm hơn.
Dẫu thế, ông vẫn băn khoăn chuyện nghệ sĩ Việt sao cứ dùng micro để thoại kịch, thiết kế sân khấu với nhiều bục bệ khiến không gian biểu diễn bị thu hẹp, bức bối. Và cái đáng lưu tâm nhất là nhiều nghệ sĩ chưa sống cùng nội tâm nhân vật nên còn đó những động tác giả...
Chăm chú thưởng thức một số vở diễn mỗi khi có thể thu xếp được thời gian, NSƯT Thu Hà bày tỏ: “Tôi đã học hỏi nhiều điều từ các bạn quốc tế về cách diễn xuất. Diễn xuất ở đây không chỉ là lời nói, cử chỉ mà còn cần đến nhiều kỹ năng tổng hợp khác như vũ đạo, ca hát... - điều nghệ sĩ Việt thiếu và yếu”.
Trong khi đó, tự bỏ tiền túi tạo điều kiện cho hơn 10 nghệ sĩ trẻ “trụ” từ đầu đến cuối liên hoan để tranh thủ giao lưu, học hỏi, NSƯT Mỹ Uyên - Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B - sung sướng bao nhiêu khi được thưởng thức nhiều vở diễn hay của các đoàn quốc tế thì lại mang nhiều tâm tư về chuyện công tác tổ chức:
“Tôi thấy đường phố Hà Nội vắng hoe băngrôn, panô quảng bá về liên hoan. Ngoài chuyện tham gia hội thảo hay đi xem các buổi diễn, tôi rất tiếc không gặp được nhiều bạn bè trong nước để trò chuyện cũng như rất tiếc không được đón nhận nhịp cầu giao lưu trực tiếp với bạn bè quốc tế từ ban tổ chức (vì quả thật nghệ sĩ Việt Nam rất hạn chế tiếng Anh). Ngoài ra, tôi thấy chạnh lòng vì cũng là liên hoan quốc tế nhưng không biết đến khi nào nghệ sĩ sân khấu có được hoạt động thảm đỏ như nghệ sĩ điện ảnh đây?”.
Thử nghiệm cho... giải trí Giữa những kịch mục khá hoành tráng của các nhà hát công lập, nhà hát tư nhân đầu tiên ở Hà Nội - Galaxy Star đem Ionah show giới thiệu. Khi được hỏi về yếu tố thử nghiệm của chương trình, bà Hà Nguyên Hương - giám đốc Nhà hát Galaxy Star - chỉ lướt qua những yếu tố về kỹ thuật hiện đại mà nhiều người nhắc đến để nhấn mạnh đến yếu tố giải trí. Bà Hương nói: “Năm qua chúng tôi mày mò thử nghiệm yếu tố giải trí qua nghệ thuật tổng hợp mang lại sự đã mắt, đã tai và bất ngờ của Ionah show - điều khán giả hôm nay cần nhưng dường như các nhà hát ở Hà Nội chưa quan tâm nhiều đến. Rất vui là hiện nay chương trình đang đứng ở top 6 điểm giải trí đáng đến ở Hà Nội do khán giả bình chọn trên trang web du lịch nổi tiếng tripadvisor”. |
Thử nghiệm còn nặng về kỹ thuật
Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 3 diễn ra từ ngày 12 đến 19-11 tại Hà Nội với sự tham gia của 100 nghệ sĩ quốc tế và hàng trăm nghệ sĩ trong nước đã kết thúc. Kết quả: ba vở diễn Chim hải âu (Nhật Bản), Ramayana (Trung Quốc) và Dưới cát là nước (Việt Nam) đã xuất sắc giành huy chương vàng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 4 huy chương bạc cho các vở Mê Đê, Giấc mơ (Việt Nam); Khách sạn thiên đường (Đức); Mối tình trong sáng (Philippines); 29 huy chương vàng và 27 huy chương bạc được trao cho các nghệ sĩ xuất sắc Giải đạo diễn xuất sắc trao cho đạo diễn Sugiyama Tsuyoshi (Nhật Bản), giải tác giả xuất sắc trao cho tác giả Nguyễn Quang Vinh (Việt Nam); giải diễn viên ngôi sao cho 2 nghệ sĩ Hoàng Yến (Việt Nam) và He Wen cùng nhiều giải thưởng phụ khác. Tổng kết liên hoan, NSƯT Trần Minh Ngọc nhận xét: “So với 2 cuộc liên hoan trước, liên hoan lần 3 này cho thấy sân khấu trong nước và quốc tế đã trưởng thành thêm một bước. Nhiều tài năng trẻ, nhiều khát vọng làm mới. Tuy nhiên, chúng tôi có cảm giác cuộc thử nghiệm sân khấu lần này nặng về kỹ thuật hơn con người, bởi xét cho cùng mọi thử nghiệm đều xuất phát từ diễn viên và kết thúc bằng diễn xuất thăng hoa của họ”. |
Bình luận