Lệ Chi Viên – vụ án nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông và án tru di tam tộc dành cho Nguyễn Trãi. Sau gần sáu trăm năm Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đều lần lượt đã được giải oan, nhưng sự thật về cái chết của vua Lê Thái Tông vẫn là một bức màn bí mật. Vì lẽ đó, cho đến nay Lệ Chi Viên vẫn là một trong những đề tài được khai thác khá nhiều ở các tác phẩm nghệ thuật.
Cũng xoay quanh vụ án Lệ Chi Viên, nhưng Yêu là thoát tội (TG Lê Chí Trung, ĐD: Xuân Hồng) lại là một lý giải khác về cái chết đầy bí ẩn của vua Lê Thái Tông ở góc nhìn của một câu chuyện dã sử.
“Ánh sáng” của bậc hiền tài Nguyễn Thái Uý đã khiến cho những kẻ xu nịnh, bất tài ghen ghét. Bị kẻ gian thần hãm hại, người vợ ông nhất mực yêu thương – Học sĩ Thị Lan được đưa vào cung, Còn Nguyễn Thái Uý phải lui về chốn quê nhà. Cứ ngỡ vào cung làm học sĩ, Thị Lan sẽ có nhiều cơ hội gần vua, lựa lời bày tỏ để vua hiểu hơn về chồng mình, nào ngờ chuyến vào cung của Thị Lan lại càng đẩy vợ chồng Nguyễn Thái Uý vào những u uẩn, đớn đau.
Rung động trước vẻ đẹp của học sĩ, cảm phục tài năng, và sự khẳng khái ở người phụ nữ rất khác lạ so với tất cả những người phụ nữ trong cung lúc bất giờ, nhà vua đã đem lòng yêu thương Thị Lan, bất chấp khoảng cách tuổi tác, bất kể bà là vợ của Nguyễn Thái Uý. Tình yêu đó chính là khởi nguồn cho bi kịch của tất cả những người có liên quan.
Vụ án đã quá quen thuộc với công chúng, tính cách các nhân vật và cái kết không còn là những điều bất ngờ, nhưng Yêu là thoát tội vẫn cứ cuốn người xem nhờ cách sắp xếp tình huống và góc nhìn mới mẻ của tác giả. Câu chuyện kịch ngồn ngộn kịch tính kể từ khi Nguyễn Thái Uý nhận chiếu chỉ vua ban để vợ chồng đôi ngả chia ly. Những kẻ gian thần chỉ muốn giết chết người trung quân; Sự ghen ghét , lòng đố kỵ của những kẻ không chấp nhận ánh sáng của “kẻ sĩ” Nguyễn Thái Uý; Mưu đồ tàn độc của hoàng hậu; Tình cảm trớ trêu của đức vua dành cho Thị Lan… Tất cả như màn đêm bủa vây cuộc đời của Nguyễn Thái Uý và Thị Lan
Cùng với sự khác biệt trong cách lý giải về một sự kiện lịch sử, Yêu là thoát tội còn mang lại cho người xem những cảm xúc rất mới trong cách kể, cách cảm nhận về nỗi khắc khoải của từng nhân vật trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Cảnh trí sân khấu chỉ có dàn bậc tam cấp, nhưng có thể đó là chiếc ngai vàng đầy quyền uy; khi như chiếc cầu bắc ngang qua sông; lúc như mô tả cuộc đời Nguyễn Thái Uý khi đã bước qua con dốc phía bên kia cuộc đời.… Cùng với cảnh trí, phục trang cũng được thực hiện theo phong cách ước lệ. Không mũ mão, không sắc màu, tất cả đều là những bộ trang phục trắng. Sự khác biệt giữa vua tôi chỉ là hình ảnh phía trước ngực áo.
Lạ một điều, tất cả những gì tưởng rất đơn giản đó lại không đơn điệu, trái lại nó trở nên sống động lạ kỳ dưới hiệu ứng của ánh sáng. Thứ ánh sáng xanh dịu mát như ước mơ một cuộc sống yên bình của Nguyễn Thái Uý; hay sắc đỏ, vàng uy nghi nhưng cũng rất đỗi lạnh lùng nơi chốn hoàng cung… Ánh sáng, âm nhạc, diễn xuất của các diễn viên hoà quyện vào nhau, hút người xem không thể rời mắt khỏi sân khấu để cùng mơ giấc mơ của những con người ngày hôm nay về một khoảnh khắc khốc liệt trong lịch sử và khám phá những bí ẩn vẫn chưa được lý giải ở vụ án Lệ Chi Viên.
Trong tổng thể đó, âm nhạc có lẽ là yếu tố thành công nhất chắp cánh cho cảm xúc của người xem bay bổng. Vở diễn đầy kịch tính với tiết tấu nhanh,nhưng âm nhạc lại mang đến những cảm xúc rất lạ. Mỗi lớp diễn như một nét cọ vẽ nên một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng cũng u uẩn những nỗi buồn.
Ở trên ngôi cao, nhưng nhà vua nào có hạnh phúc. Ông chìm sâu trong cô độc khi giành lại sự yên bình cho san hà xã tắc bởi sự giằng xé của giáo gươm tranh giành thế lực. Học sĩ Thị Lan được vua sủng ái, nhưng u uẩn với nỗi đau khi bị đặt trước những tình thế trớ trêu. Yêu thương, ngưỡng mộ và nặng nghĩa phu thê với người chồng là bậc khai quốc công thần; nhưng bằng sự nhạy bén, tinh tế của một người phụ nữ bà cũng dễ dàng đồng cảm với sự cô đơn của một ông vua trên ngai vàng… Và dưới quyền uy của một người đứng trên muôn người, mọi sự phản kháng của bà liệu có ý nghĩa?
Nguyễn Thái Uý đớn đau với nỗi đau của một kẻ sĩ đã không biết che bớt ánh sáng của mình, giờ lại càng u uẩn ở chốn cô tịch. Một người như ông có lẽ thừa thông minh để hình dung những gì có thể xảy ra ở chốn cung đình và cả lý do khiến vợ ông mãi ngồi lặng yên, câm nín khi được trở về nhà… Câu chuyện cứ man mác những nỗi buồn, nhẹ nhàng dẫn dắt người xem cùng yêu, cùng hận, cùng khắc khoải … với từng nhân vật.
Khi một người từ giã cõi đời, chiếc áo trắng được cởi bỏ, chỉ còn một bóng đen ngoái nhìn những gì đang tiếp tục diễn ra nơi dương thế, một cách xử lý đầy sáng tạo, mang lại những cảm xúc rất đẹp cho người xem. Tất cả bỗng trở nên nửa thực, nửa hư như chính câu chuyện đang được kể trên sân khấu.
Có lẽ cảm xúc sẽ còn len sâu hơn nữa tâm hồn khán giả nếu nỗi u uẩn của Nguyễn Thái Uý được ông chôn chặt trong tim mình thay vì phơi nó ra bên ngoài. Dù được tôn vinh là bậc công thần khai quốc nhưng Nguyễn Thái Uý vẫn là một con người, cũng biết đau đớn, hờn ghen… Chỉ có điều, “kẻ sĩ” sẽ âm thầm chịu đựng một mình. Chính điều đó sẽ đẩy bi kịch của những người có liên quan đến tận cùng, và cảm xúc của người xem cũng sẽ đong đầy hơn.
Yêu là thoát tội có sự góp mặt của các diễn viên: NSUT Trần Tường, NSUT Hoàng Yến, Huy Thục, Sĩ Hoàng, Hoàng Giang… Xuất diễn tiếp theo lúc 20g ngày 17/4 tại SK Thế Giới Trẻ 125 Cống Quỳnh – Q.1.
THẢO VÂN
'Yêu là thoát tội': Bản hòa âm u uẩn
14/04/2018
Trải qua gần 600 năm, vụ án vườn Lệ Chi nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam vẫn chìm trong bức màn bí mật, trở thành đề tài được khai thác khá nhiều ở các tác phẩm nghệ thuật.
Yêu là thoát tội (tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn Xuân Hồng) cũng lý giải cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông, qua góc nhìn dã sử: học sĩ Thị Lan vào cung, mong nhờ cơ hội gần vua mà bày tỏ tình cảnh chồng bị những kẻ xu nịnh, bất tài hãm hại. Rung động trước vẻ đẹp, tài năng và sự khẳng khái của học sĩ Thị Lan, nhà vua đã đem lòng yêu thương bà, khởi nguồn cho bi kịch của tất cả những người có liên quan.
Vụ án quá quen thuộc, tính cách các nhân vật và cái kết cũng không còn bất ngờ, nhưng Yêu là thoát tội vẫn lôi cuốn người xem nhờ cách sắp xếp tình huống và góc nhìn mới mẻ. Câu chuyện đầy kịch tính từ khi Nguyễn Thái Úy nhận chiếu chỉ, vợ chồng đôi ngả chia ly, gian thần muốn giết người trung; mưu đồ tàn độc của hoàng hậu; tình cảm trớ trêu của vua dành cho Thị Lan…
|
Yêu là thoát tội - một tác phẩm đẹp của sân khấu kịch TP.HCM
|
Cảnh trí sân khấu chỉ có dàn bậc tam cấp, nhưng lúc thì đó là chiếc ngai vàng; khi như chiếc cầu qua sông; lúc như mô tả cuộc đời Nguyễn Trãi bên kia dốc đời.… Phục trang cũng theo phong cách ước lệ: không mũ mão, không sắc màu, tất cả đều trắng. Sự khác biệt giữa vua tôi chỉ là hình ảnh trước ngực áo.
Tất cả những điều đơn giản ấy không hề đơn điệu nhờ hiệu ứng ánh sáng. Ánh sáng xanh dịu như ước mơ cuộc sống yên bình của Nguyễn Trãi; sắc đỏ, vàng uy nghi nhưng cũng lạnh lùng chốn hoàng cung… Ánh sáng, âm nhạc, diễn xuất của các diễn viên hút người xem không thể rời mắt khỏi sân khấu.
Trong tổng thể đó, âm nhạc có lẽ là yếu tố thành công nhất, chắp cánh cho cảm xúc của khán giả bay bổng. Vở kịch có tiết tấu nhanh, nhưng âm nhạc lại mang đến những cảm xúc rất lạ. Mỗi lớp diễn như từng nét cọ, vẽ nên một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng cũng đầy u uẩn.
Trên ngôi cao, nhà vua chìm sâu trong cô độc. Học sĩ Thị Lan cũng u uẩn khi bị đặt trước những tình thế trớ trêu. Nguyễn Trãi đau nỗi đau của một kẻ sĩ nơi cô tịch… Câu chuyện cứ man mác những nỗi buồn, nhẹ nhàng dẫn dắt người xem cùng yêu, cùng hận, cùng khắc khoải với từng nhân vật.
Khi một người từ giã cõi đời, chiếc áo trắng được cởi bỏ, chỉ còn một bóng đen ngoái nhìn những gì đang tiếp tục diễn ra nơi dương thế - một cách xử lý đầy sáng tạo, mang lại những cảm xúc đẹp cho khán giả. Mọi thứ trở nên hư hư thực thực như chính câu chuyện đang được kể trên sân khấu.
Có lẽ cảm xúc sẽ còn len sâu hơn nữa trong tâm hồn khán giả nếu nỗi u uẩn của Nguyễn Trãi được ông chôn chặt trong tim. Dù được tôn vinh công thần khai quốc, Nguyễn Trãi vẫn là một con người, cũng biết đau đớn, hờn ghen… Song nếu ông âm thầm chịu đựng, điều đó sẽ đẩy bi kịch của những người có liên quan đến tận cùng và cảm xúc khán giả cũng sẽ đong đầy hơn.
Yêu là thoát tội có sự góp mặt của các diễn viên: NSƯT Trần Tường, NSƯT Hoàng Yến, Huy Thục, Sĩ Hoàng, Hoàng Giang… Suất diễn tiếp theo lúc 20g, ngày 17/4, tại sân khấu Thế Giới Trẻ - 125 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM.
Thảo Vân
|
Bình luận